Chủ Nhật, 24 tháng 11, 2013

Huyện Di Linh 
1. Giới thiệu
Di Linh là một huyện thuộc tỉnh Lâm Đồng, nằm trên cao nguyên Di Linh, ở độ cao 1000 m so với mặt nước biển. Tên Di Linh bắt nguồn từ Djiring, theo nhiều người, đây là tên của vị chủ làng có công thành lập ra buôn này. Di Linh là vùng đất Bazan màu mỡ, có tổng diện tích tự nhiên hơn 162.000 ha; trong đó, có 47.000 ha đất nông nghiệp. Di Linh có tiểu vùng thời tiết, khí hậu rất thích hợp đối với các loại cây công nghiệp mà đặc biệt là cây cà phê.

2. Vị trí địa lý
Diện tích 1614.63 km2.
a/ Phía đông giáp với huyện Đức Trọng.
b/ Phía tây gíp huyện Bảo Lâm.
c/ Phía nam giáp tĩnh Bình Thuận.
d/ Phía bắc giáp huyện Lâm Hà.

Huyện Di Linh có nhiều dạng địa hình khác nhau, nhưng chủ yếu có hai dạng điạ hình.

- Địa hình binh sơn nguyên : Vùng này tương đối bằng phẳng, phân bố ở các QL 20, thích hợp trồng các lạoi cây công nghiệp.
- Địa hình núi cao: Phân bố ở phía nam và tây nam huyện . Hiện nay còn rừng tự nhiên che phủ. Vùng này chủ yếu là phát triển lâm nghiệp với chức năng phòng hộ và bảo vệ môi trường .

Những vùng đất bằng có khả năng phát triển nông nghiệp phân bố chủ yếu dọc theo trục đường quốc lộ 20 và tuyến đường liên xã, đường trục xã nên việc khai thác vào sản xuất nông nghiệp củng có nhiều thuận lợi. Tuy nhiên điạ hình cũng tạo ra nhiều vị trí rất thuận lợi cho xây dựng các hồ chứa nước, các công trình thủy lợi nhỏ.
Huyện Di Linh nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa biến thiên theo độ cao, khí hậu ôn hòa quanh năm, thuân lợi cho việc phát triển các loại cây trồng vật nuôi có nguồn gốc á nhiệt nhiệt đới và nhiệt đới.

Một số yếu tố khí tượng sau đây:

- Nhiệt độ trung bình năm 22.20 C.
- Nhiệt độ tối thấp hơn so với ngày 5,10C
- Nhiệt độ tối cao( 1968 ) : 33,600C
- Nhiệt độ bình quân cao nhất: 27,50C
- Nhiệt độ bình quân thấp nhất : 170C
- Tháng có nhệt độ cao nhất (tháng 5 ) 22.90C
- Tháng có nhệt độ thấp nhất (tháng 1) 19.30C
- Lượng bốc hơi bình quân năm 764 mm.
- Tháng có lượng bốc hơi lớn nhất ( Tháng 3 ): 113mm.
- Tháng có lượng bốc hơi nhỏ nhất ( Tháng 9 ): 53,77mm.
- Lượng mưa cả năm : 3.103 mm.
- Tháng có lượng mưa cao nhất ( Tháng 8 ): 897 mm.
- Tháng có lượng mưa thấp nhất ( Tháng 1 ) 4 mm.
- Độ ẩm bình quân năm.: 87%.

3. Các xã

Huyện Di Linh bao gồm thị trấn Di Linh và 18 xã: Bảo Thuận, Đinh Lạc, Đinh Trang Hoà, Đinh Trang Thượng, Gia Bắc, Gia Hiệp, Gung Ré, Hoà Bắc, Hoà Nam, Hoà Ninh, Hoà Trung, Liên Đầm, Sơn Điền, Tam Bố, Tân Châu, Tân Nghĩa, Tân Thượng.

4. Cơ cấu dân số

Tổng dân số: 158.000 dân, năm 2002 đến năm 2006.
Trong giai đoạn năm trước năm 2000, dân số huyện Di Linh tăng khá nhanh, tốc độ tăng bình qun l 6,48%/năm (trong đó tăng tự nhiên là 2,12% và tăng cơ học là 4,36%). Nguyên nhân là do trong giai đoạn này giá cà phê tăng cao nên xuất hiện luồn dn di cư tự do từ các tỉnh miền Bắc, miền Trung và miền Nam đến định cư và sản xuất cà phê. Dân số tăng nhanh nhất trong giai đoạn 1995 – 2000, bình qun mỗi năm tăng từ 7.000 – 8000 người.
Trong giai đoạn 2001 – 2005, dân số dần đi vào ổn định, tỷ lệ tăng dân số khoảng 2,6%. Năm 2005, dân số toàn huyện là 158.000 người. Trong đó, dân số khu vực thành thị là 20.607 người, khu vực nông thôn là 137.393 người. Mật độ dân số là 95 người/km2, thấp hơn rất nhiều so với mật độ trung bình của tồn tỉnh l 117 người/km2). Dn tộc thiểu số chiếm 35,6% tổng dn số của tồn huyện. 

Dự án BMGF-VN giai đoạn II

Dự án BMGF-VN giai đoạn II, bước hai: Cơ hội cho người nghèo được tiếp cận Internet miễn phí
(LĐ online) - Sáng 23/11, tại Đà Lạt, Bộ Thông tin & Truyền thông, Quỹ Bill & Melinda Gates, Bộ Văn hóa Thể thao & Du lịch đã tổ chức lễ bàn giao hoàn thành việc lắp đặt trang thiết bị trong khuôn khổ Dự án BMGF-VN giai đoạn II, bước 2 cho 16 tỉnh: Bắc Kạn, Cao Bằng, Lạng Sơn, Phú Yên, Khánh Hòa, Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Bình Thuận, Ninh Thuận, Bạc Liêu, Hậu Giang, Cà Mau, Vĩnh Long, Đồng Tháp và Lâm Đồng.

Ký kết giao ước giữa 16 tỉnh được dự án BMGF-VN tài trợ giai đoạn II, bước 2
Ký kết giao ước giữa 16 tỉnh được dự án BMGF-VN tài trợ giai đoạn II, bước 2
Đến dự có Đồng chí Nguyễn Bắc Son - Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, Đ/c Nguyễn Xuân Tiến - UVTW Đảng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng và lãnh đạo bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ VHTT&DL cùng 16 địa phương được tài trợ trong giai đoạn II này.
Tính đến hết tháng 9/2013, Dự án đã hoàn thành việc lắp đặt ở 16 tỉnh tham gia Dự án bước 2 với 4.600 bộ máy tính và các trang thiết bị kết nối Internet khác cho 665 điểm thư viện công cộng và bưu điện văn hóa xã. Trong đó, các điểm thư viện cấp tỉnh được trang bị 40 bộ/điểm; các thư viện cấp huyện được trang bị 10 máy tính/điểm; thư viện xã và bưu điện văn hóa xã được trang bị 5 máy/điểm.
Ngoài ra, các điểm còn được trang bị máy in, máy chiếu, tai nghe, các thiết bị phụ trợ khác tùy theo chức năng hoạt động.
Trước đó, bước 1 của dự án đã được triển khai trong 15 tháng (từ 4/12/2012 đến 6/2013) tại 12 tỉnh, gồm: Hà Giang, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Đắk Nông, Bình Phước, Tây Ninh, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng cùng 3 trung tâm đào tạo vùng tại Hà Nội, Đà Nẵng và TP.Hồ Chí Minh.
Đã có 637 điểm của Dự án bao gồm 311 điểm thư viện, 323 điểm Bưu điện văn hóa xã và 3 trung tâm đào tạo vùng được lắp đặt máy tính cho phép người dân truy cập Internet miễn phí.
Theo sô liệu thống kê từ hệ thống Observatory, từ 1/6/2012 đến 30/9/2013, đã có 218.250 lượt người sử dụng máy tính ở 12 tỉnh trong bước 1 của dự án với tổng thời lượng truy cập Internet là 2.028.191 giờ.
Để đảm bảo tính bền vững, dự án cũng đã tổ chức đào tạo cho 4.700 lượt cán bộ quản lý các cấp và nhân viên kỹ thuật để quản lý và hướng dẫn người sử dụng Internet.
a
Bộ trưởng Bộ TTTT Nguyễn Bắc Son và Thứ trưởng Bộ VHTT&DL Huỳnh Vĩnh Ái thăm quan điểm Internet công cộng tại thư viện tỉnh Lâm Đồng
Dự án " Nâng cao khả năng sử dụng máy tính và truy cập Internet công cộng tại Việt Nam" do tổ chức phi chính phủ Bill & Melinda Gates Foundation (BMGF) tài trợ được thực hiện trong thời gian 5 năm (từ 2011 -2016) với tổng kinh phí 50.568.362 USD. Trong đó, tài trợ không hoàn lại của BMGF là trên 29.998.000 USD, đóng góp bằng phần mềm của Microsoft là 3.639.000 USD và trên 16.931.000 USD là vốn đối ứng của Việt Nam.
Mục tiêu của Dự án trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng, cũng như ở những tỉnh miền núi như Lâm Đồng, dự án sẽ góp phần giảm bớt sự bất bình đẳng về khoảng cách số giữa các vùng dân cư trong việc hưởng lợi từ các thành quả do công nghệ thông tin và truy cập Internet mang lại.
Bộ trưởng Bộ Thông tin và truyền thông Nguyễn Bắc Son cho biết: Trong thời gian 5 năm, dự án sẽ cung cấp, lắp đặt 12.070 máy tính nối mạng Internet băng thông rộng và các thiết bị phụ trợ cho 1.900 điểm thư viện công cộng và bưu điện văn hóa xã.
Trong 5 năm sẽ có khoảng 76.000 người ở nông thôn được sử dụng máy tính và Internet. Sau khi hoàn thiện việc lắp đặt, người dân sẽ được sử dụng miễn phí ở các thư viện công cộng và giảm 50% cước phí truy cập ở các điểm bưu điện văn hóa xã. Dự án triển khai để tìm kiếm các thông tin hữu ích, cải thiện đời sống kinh tế - văn hóa của họ.
Còn theo Thứ trưởng Bộ VHTT&DL - Huỳnh Vĩnh Ái: Hệ thống Bưu điện văn hóa xã sẽ trở thành trung tâm thông tin cộng đồng, là ngôi nhà văn hóa chung cho người dân ở vùng nông thôn, góp phần nâng cao dân trí, cải thiện đời sống kinh tế, văn hóa tinh thần cho mọi người dân vùng nông thôn. Và hệ thống thư viện công cộng Việt Nam sẽ trở thành trung tâm thông tin, văn hóa, giáo dục hữu ích, thân thiện bình đẳng, tạo điều kiện cho việc học tập suốt đời của người dân địa phương.
Bà Deborah Jacobs - Giám đốc chương trình thư viện toàn cầu của Quỹ BMGF khẳng định: Chúng tôi rất vui khi được đóng góp một phần nhỏ trong con đường làm cho thông tin - công nghệ cải thiện cuộc sống của người dân Việt Nam thông qua các thư viện công cộng và bưu điện văn hóa xã, đặc biệt là ở cấp xã (nơi có nhiều người dân nghèo đang sinh sống). Cũng theo bà Jacobs thì Quỹ luôn có niềm tin rằng tất cả mọi người dù sống ở đâu, nên có cơ hội để sống một cuộc sống lành mạnh và hữu ích.
Đặng Linh Đan
Theo baolamdong.vn