Nhằm xoa dịu
nổi đau của những nạn nhân chất độc da cam trên địa bàn huyện. Hiện nay Hội chữ
thập đỏ có xây dựng quỹ “Vòng tay yêu thương”. Chúng ta cùng
chung tay đóng góp nhằm mang lại những
điều tốt đẹp cho các nạn nhân da cam, giúp họ vơi bớt nỗi đau do chiến tranh để
lại. Để ủng hộ cho quỹ, xin gửi trực tiếp về địa chỉ Hội chữ thập đỏ huyện hoặc
gửi vào tài khoản quỹ “Vòng tay yêu
thương” tại ngân hàng Công thương.
THƯ VIỆN HUYỆN DI LINH - LÂM ĐỒNG
Điểm truy cập INTERNET miễn phí của dự án BMGF của quỹ Bill & Melinda Gates. Dự án nâng cao khả năng sử dụng máy tính và truy cập INTERNET công cộng tại Việt Nam.
Chủ Nhật, 2 tháng 3, 2014
Thứ Hai, 13 tháng 1, 2014
Chủ Nhật, 12 tháng 1, 2014
Tổ chức lại hệ thống trường Sư phạm như thế nào?
06/01/14 13:38
(GDVN) - Đây là một trong 4 nội dung được Hiệp hội vì Giáo dục cho mọi người gửi tới Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam.
Trong nội dung này, xác định đây là một trong những vấn đề quan trọng để quá trình đổi mới giáo dục thành công. Trao đổi với chúng tôi, PGS. Trần Xuân Nhĩ cho biết, ngoài việc tổ chức lại hệ thống trường sư phạm, viện đào tạo cán bộ quản lý, đào tạo lại giáo viên phục vụ chương trình đổi mới thì chế độ chính sách cho giáo viên cũng rất quan trọng.
Mỗi năm đào tạo lại từ 10-15% đội ngũ giáo viên
Theo đề xuất, Nhà nước cần quan tâm tạo điều kiện đầy đủ cho các khoa, các trường đào tạo giáo viên và cán bộ quản lý. Có thể quy hoạch lại khoảng 25-30 trường Đại học Sư phạm đào tạo lại giáo viên từ mầm non đến THPT (không nên để mỗi tỉnh có 1 trường sư phạm đào tạo giáo viên như hiện nay) và do Bộ trực tiếp quản lý. Trường sư phạm phải có đầy đủ cơ sở vật chất.
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. |
Học sinh học ở trường sư phạm phải được ở nội trú hoàn toàn. Phải xem việc ăn ở nội trú là hình thức góp phần đào tạo nhân cách người thầy giáo. Để tuyển được những học sinh giỏi vào sư phạm phải có chế độ chính sách thỏa đáng: sinh viên không phải đóng học phí, được học bổng, học xong được tuyển dụng và trở thành công chức không phải thi tuyển.
Giáo viên được hưởng thâm niên, được phụ cấp đứng lớp, phụ cấp vùng, phụ cấp trang phục,giáo viên được tặng danh hiệu nhà giáo ưu tú, nhà giáo nhân dân cần được kèm theo phụ cấp lương hoặc tăng lương sớm...
Từ năm học 2014-2015 tổ chức đào tạo lại cho tất cả giáo viên các cấp có tuổi đời dưới 50 tuổi đối với nam, 45 tuổi đối với nữ trong thời gian 1 năm. Mỗi năm đào tạo lại từ 10-15% đội ngũ giáo viên hiện hữu. Giáo viên đạt chuẩn được hưởng mức lương cao nhất (có thể tương đương với quân đội).
Dân làm được gì thì cho làm
Vấn đề xã hội hóa giáo dục và xây dựng nguồn lực phục vụ việc đổi mới, căn bản, toàn diện giáo dục là điều cần được quan tâm đúng mức.
PGS. Trần Xuân Nhĩ cũng cho hay, muốn đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục nhất thiết phải có nguồn lực. Hiện nay nhà nước đã phân bổ 20% ngân sách cho giáo dục là một tỷ lệ không nhỏ, tuy nhiên số lượng tuyệt đối lại là không lớn nên chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển ngành giáo dục theo yêu cầu đổi mới căn bản toàn diện giáo dục.
Do vậy, toàn ngành phải xây dựng kế hoạch sử dụng nguồn ngân sách hiện có hết sức hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả (Chẳng hạn bớt một kỳ thi trong mùa hè đối với học sinh THPT là tiết kiệm được hàng nghìn tỷ đồng cho xã hội). Đồng thời phải đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục có sự hỗ trợ và kích thích của nhà nước.
Trong điều kiện của Việt Nam hiện nay, để huy động được nguồn lực của xã hội, cần quán triệt phương châm: cái gì dân làm được nên giao cho dân làm, Nhà nước chỉ làm những việc dân không làm được và không được làm. Nhà nước sẽ là người đưa ra chuẩn chất lượng và có cơ chế giám sát, kiểm tra hoạt động xã hội hóa, tránh tình trạng lạm dụng xã hội hóa. Tuy nhiên việc đảm bảo nguồn tài chính “SẠCH” cho giáo dục cũng vô cùng quan trọng, ở đây phải có sự tham gia của các cơ quan chuyên ngành tài chính như Bộ Tài Chính.
Đối với bậc học mầm non, các trường ở thành phố, thị trấn và đồng bằng nên tổ chức theo hình thức dân lập, bán công, tư thục, tất cả học sinh đi học phải đóng học phí, Nhà nước hỗ trợ học phí cho các cháu bậc học Mầm non diện nghèo và diện chính sách.
Các trường mầm non ở miền núi vùng cao Nhà nước bao cấp xây dựng cơ sở vật chất đầy đủ, các cháu không phải đóng học phí và Nhà nước hỗ trợ tiền ăn, tiền hoạt động cho các trường.
Đối với bậc Tiểu học và THCS Nhà nước phải bao cấp đầy đủ, học sinh không phải đóng học phí. Cho phép mở các trường dân lập, bán công tư thục có chất lượng cao đáp ứng mong muốn của những đối tượng có khả năng.
Các loại trường bậc THPT, trung học nghề, trung cấp chuyên nghiệp đều phải đóng học phí, Nhà nước hỗ trợ học phí, học bổng cho học sinh nghèo, diện chính sách và ở miền núi vùng khó khăn.
Đối với hệ Đại học, Cao đẳng Nhà nước chỉ quản lý khoảng 100 trường Đại học, Cao đẳng để đào tạo những loại hình cán bộ cần thiết cho Nhà nước như trường chính trị, trường quân đội, trường sư phạm,... Sinh viên không phải đóng học phí. Nhà nước đảm bảo cơ sở vật chất, đảm bảo lương cán bộ, giáo viên và kinh phí cho các hoạt động khác một cách thỏa đáng... Có thể gọi đây là các trường công lập.
Các trường Đại học, Cao đẳng công lập hiện nay không nằm trong diện trên được thu học phí, tự chủ cân đối tài chính. Đảm bảo khấu hao cơ sở vật chất cho nhà nước. Các trường tư thục dân lập hiện nay được nhà nước hỗ trợ kinh phí xây dựng cơ sở vật chất, đào tạo giáo viên. Nhà nước có chế tài giao cho các địa phương phải cấp đất đạt qui định chuẩn. Miễn thuế ít nhất 10 năm, sau 10 năm phải đóng thuế và khoản thuế đó được nhà nước đầu tư lại để tiếp tục nâng cấp cơ sở vật chất của nhà trường.
Tất cả học sinh học ở các bậc học có khó khăn, diện chính sách được Nhà nước cho vay tiền hoặc cấp học bổng đủ để đi học. Nhà nước có kế hoạch từ nay đến 2020 có ít nhất 60% số trường và số sinh viên ngoài công lập (bán công, dân lập, tư thục phi lợi nhận, tư thục lợi nhuận)./.
Kiến nghị một kỳ thi quốc gia duy nhất – kỳ thi tốt nghiệp THPT
13/01/14 07:15
(GDVN) - Trước thực tế có hai cuộc thi quốc gia (tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ) được tổ chức quá gần nhau, nhiều chuyên gia kiến nghị bỏ tuyển sinh ĐH, CĐ.
Nói về kỳ thi “ba chung” bấy lâu nay, ông Đỗ Văn Chừng, nguyên Vụ trưởng Vụ ĐH (Bộ GD&ĐT), người xây dựng đề án thi ba chung những năm trước cho biết, theo đề án ban đầu ba chung không có điểm sàn, tuy nhiên sau này Bộ GD&ĐT bắt đầu thêm điểm sàn để “sàng lọc” những thí sinh yếu kém.
Khởi thủy của “ba chung”, theo ông Chừng xuất phát từ lợi ích của nhân dân: “Chúng tôi làm nhiều năm, năm nào cũng thấy bố mẹ các em đưa đi thi khổ quá, tốn kém quá, chứng kiến nhiều trường hợp bố mẹ khóc vì con ngủ quên không được vào thi. Trong đề án ba chung chúng tôi tuyệt nhiên không nói về điểm sàn, vì Bộ đã phân cấp cho các trường điểm xét tuyển. Nhưng hiện nay mỗi năm có 1 triệu thí sinh đi thi thì tốn kém khoảng 1,5 nghìn tỷ, chính kỳ tuyển sinh đại học mới là kỳ thi tốn kém nhất” ông Chừng nói.
Ông Đỗ Văn Chừng, nguyên Vụ trưởng Vụ ĐH (Bộ GD&ĐT). Ảnh Xuân Trung |
Cho tới bây giờ nhiều người vẫn chưa hiểu đầy đủ về “ba chúng”, theo ông Chừng “ba chúng” không phải là chung điểm sàn mà là sử dụng chung kết quả thì,…Cha đẻ của “bà chúng” cũng cho biết, trong đề án “ba chung” có hai giai đoạn, giai đoạn một đã thực hiện và đang thực hiện, giai đoạn hai là tiến tới một kỳ thi quốc gia duy nhất, đó là làm tốt kỳ thi tốt nghiệp THPT, lấy đó là căn cứ chính để xét tuyển vào đại học, cao đẳng.
“Tôi nghĩ đầu vào đại học điều kiện cần là tốt nghiệp THPT, nếu có điều kiện về xét tuyển thì Bộ GD&ĐT cũng phải nói rõ: Xét tuyển có thể căn cứ vào kết quả tốt nghiệp THPT. Nếu chúng ta chuyển càng sớm sang một kỳ thi quốc gia duy nhất thì xã hội đỡ tốn kém, đó là một cơ chế cơ bản để giảm tình trạng luyện thi tràn lan như hiện nay” ông Đỗ Văn Chừng khẳng định.
GS. Trần Hữu Nghị, Hiệu trưởng trường Đại học DL Hải Phòng cũng cho biết, trong dự thảo về tự chủ tuyển sinh của Bộ GD&ĐT vừa qua chưa coi trọng tính tự chủ thực sự của các trường. GS. Nghị “định nghĩa” lại rằng “tự chủ” giáo dục tức là trường được làm tất cả nhưng gì trong phạm vi của pháp luật không cấm.
Nhận định về hai kỳ thi quốc gia gần nhau, GS. Nghị nêu quan điểm: “Hai kỳ thi này tôi cảm giác tốn quá nhiều tiền công của của nhà nước, nếu được bỏ kỳ thi tôi nghĩ nên bỏ thi đại học. Việc cần có một kỳ thi thực sự, nghiêm túc là kỳ thi tốt nghiệp THPT, đây là kỳ thi đi theo suốt cuộc đời của học sinh”.
GS. Trần Huux Nghị, Hiệu trưởng ĐH DL Hải Phòng. Ảnh Xuân Trung |
Lãnh đạo trường Đại học DL Hải Phòng đặt câu hỏi, nếu cảm thấy một kỳ thi quốc gia khó thực hiện, vậy tại sao chúng ta không lấy lực lượng của hai kỳ thi này để làm tốt một kỳ thi tốt nghiệp THPT, tại sao chúng ta không lấy kết quả thi tốt nghiệp THPT để làm đầu vào của đại học?
Bà Trần Kim Phương, Chủ tịch HĐQT trường Cao đẳng Asean cho biết, theo quy luật quốc tế chúng ta phải tiến tới bỏ tuyển sinh đại học, làm điều này càng sớm càng tốt để xã hội bớt tốn kém, cha mẹ học sinh đỡ khổ.
Ông Vũ Duy Chu – Chủ tịch HĐQT trường Đại học Đông Á nêu vấn đề, kỳ tuyển sinh đại học của chúng ta hiện nay đã quá lạc hậu. Bởi cách làm của Bộ bấy lâu nay vẫn duy trì một cơ chế “xin – cho”. Quan điểm của ông Chứ, Bộ GD&ĐT hãy cho các trường được tự chủ hoàn toàn, chấm dứt quy định trình đề án.
“Chúng tôi không cần ba chung của Bộ, Bộ cứ để cho chúng tôi tự chủ trong tuyển sinh, chúng tôi sẽ biết cách tuyển như thế nào” ông Chu khẳng định.
Ông Vũ Duy Chu – Chủ tịch HĐQT trường Đại học Đông Á: Bộ GD&ĐT cứ để trường tự chủ tuyển sinh, chúng tôi sẽ tự biết cách tuyển như thế nào. Ảnh Xuân Trung |
Lãnh đạo trường Đại học Cửu Long cũng cho biết, Bộ GD&ĐT phải có một “chuẩn” quốc gia để làm đầu vào đại học, và học sinh tốt nghiệp THPT loại trung bình trở lên đều có quyền học đại học. Bộ GD&ĐT không nên “ép” các trường trình đề án và duyệt, bởi Bộ không thể có đủ người, đủ thời gian làm việc này.
“Tính tự chủ của các trường là ở chỗ này, trường phải làm sao có đề án đưa ra để người dân chấp nhận cho con theo học, đề án đó phải đưa ra được quá trình đào tạo như thế nào để xã hội chấp nhận. Đề án này là do trường tự làm, công bố công khai. Chúng ta không nên có kỳ thi đại học mà chỉ có thi tốt nghiệp THPT, đặc biệt không thể có quy định miễn 20% thi tốt nghiệp THPT, như vậy sẽ dẫn tới tiêu cực từ giáo viên với hiệu trưởng” vị này cho biết.
Chia sẻ với ý kiến các trường đại học, cao đẳng ngoài công lập, GS. Trần Hồng Quân, nguyên Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, Chủ tịch Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng ngoài công lập cho biết, để đánh giá đúng thì điểm sàn đại học hàng năm phải bỏ, và bỏ ngay từ năm nay. Có thể chấp nhận trở lại thi “ba chung” như trước kia nhưng Bộ GD&ĐT phải để các trường thi riêng được sử dụng kết quả thi ba chung trong quá trình xét tuyển, hoặc có thể liên kết với các trường trong quá trình tổ chức thi.
“Tiến tới năm 2015 chỉ có một kỳ thi, kỳ thi đó khẳng định là kỳ thi tốt nghiệp THPT, đây là kỳ thi cho ra một bằng cấp có giá trị suốt đời cho một con người, thậm chí có giá trị quốc tế nếu học sinh đó ra nước ngoài học. Ngược lại, kết quả tuyển sing đại học không mang lại nhiều ý nghĩa, dứt khoát kỳ thi tốt nghiệp THPT năm tới phải làm nghiêm túc, lấy kết quả đó làm cơ sở dùng để xét tuyển vào các trường đại học, cao đẳng” GS. Trần Hồng Quân đề nghị.
Mua chịu bánh, kẹo “thưởng” tết cho giáo viên
13/01/14 07:26
(GDVN) - Nghề giáo là nghề cao quý, nhưng chuyện thưởng tết cho giáo viên lại chưa được đúng nghĩa theo từ “cao quý” chút nào!
Thông tin năm nay nhiều doanh nghiệp có mức thưởng tết cho cán bộ, công nhân lên đến hàng chục tới trăm triệu đã khiến nhiều giáo viên, đặc biệt là giáo viên miền núi không khỏi chạnh lòng.
Trong chuyến công tác tại các huyện miền núi Thanh Hóa, PV báo Giáo dục Việt Nam đã có dịp lắng nghe những câu chuyện "thưởng" tết “cười ra nước mắt” đối với giáo viên vùng cao.
Nhiều người khi đề cập đến vấn đề này còn lắc đầu ngán ngẩm bởi chỉ cần nhắc đến nó thôi đã là một ý nghĩ quá "xa xỉ" đối với họ. Nhiều giáo viên vùng xuôi có thâm niên lên miền núi công tác, nhiều người chỉ mong tết đến để được về đoàn tụ với gia đình…
Tại nhiều điểm trường, cơ sở vật chất đang còn gặp nhiều khó khăn, nhiều giáo viên còn không nghĩ đến chuyện "thưởng" tết |
Là người có thâm niên công tác trong ngành giáo dục nhiều năm, thầy Lê Xuân Sinh, Hiệu trưởng trường THCS thị trấn Lang Chánh (Thanh Hóa) cho biết: “Nói thưởng tết cho oai, đỡ chạnh lòng chứ thật ra có gì đâu.
Nói chung, các trường miền núi thì không thể lấy đâu ra kinh phí mà lo chuyện thưởng tết cho giáo viên. Có chăng nếu cân đối tiết kiệm thu chi thì cuối năm mới có chút quà khoảng 100 – 150 nghìn gọi là động viên giáo viên tiếp tục cống hiến với nghề.
Nghe đến chuyện các doanh nghiệp thưởng tết cho cán bộ với số tiền lớn, ngẫm đến mình mà chạnh lòng, tủi thân. Ở đây chỉ mong học sinh đi học đầy đủ là đã hạnh phúc lắm rồi chứ nghĩ gì đến chuyện thưởng tết cho giáo viên”.
Tại những nơi cách xa trung tâm huyện như Giao Thiện (Lang Chánh, Thanh Hóa) chuyện thưởng tết cho giáo viên trong trường nghe chừng có vẻ đặc biệt hơn. Thầy Phạm Chí Thọ, Phó hiệu trưởng trường phổ thông dân tộc bán trú THCS Giao Thiện (Lang Chánh) cho biết: “Học sinh trong nhà trường chủ yếu là ở nội trú (nhà trường có 75 học sinh nội trú và 148 học sinh bán trú). Hiện tại, điều kiện của nhà trường còn gặp nhiều khó khăn, nguồn kinh hỗ trợ của nhà nước cấp cho nhà trường đều sử dụng vào việc tu sửa có sở vật chất để dạy học và nuôi học sinh.
Ngoài việc dạy học, thầy cô còn phải tự túc nuôi lợn, trồng rau để cải thiện bữa ăn cho các em. Vì kinh phí khó khăn nên trong quá trình tăng gia sản xuất thêm, chúng tôi sẽ trích lại một phần số tiền có được từ việc bán lợn, bán rau để mua quà thưởng cho giáo viên vào dịp tết. Năm nay có lẽ mức thưởng có lẽ cũng chẳng khá hơn, có khi còn thấp hơn ấy chứ”.
Đối với nhiều thầy cô giáo công tác trên vùng cao, việc học sinh đến trường học đầy đủ đã trở thành "phần thưởng" lớn lao |
Trao đổi về mức "thưởng" tết đối với những người làm công tác giáo dục, cô Lê Thị Luyến – Trưởng phòng giáo dục huyện Lang Chánh tỏ vẻ xúc động: “Ở đây chuyện thưởng tết nghe chừng hiếm lắm, có nơi còn không có. Có trường vì ít kinh phí hoạt động, không cân đối được ngân sách nên khi đến dịp giáp tết, hiệu trưởng còn phải ra ngoài quán tạp hóa mua chịu bánh kẹo để làm quà cho giáo viên, nghĩ mà tủi thân. Do vậy, trường nào cân đối được nguồn kinh phí hợp lý thì có quà tết, thưởng tết cho giáo viên. Tuy nhiên mức thưởng cho giáo viên chỉ trên dưới 100 ngàn đồng”.
Nói về chuyện "thưởng" tết năm 2014 cho giáo viên trên địa bàn huyện Lang Chánh cô Luyến lắc đầu: “năm nay cũng chưa biết thế nào? Có khi còn phải phụ thuộc vào tình hình”.
Ở vùng núi cao, do điều kiện địa hình đi lại gặp nhiều khó khăn, nhiều giáo viên còn phải dựng lán trại trong khuôn viên trường để tiện sinh hoạt và làm việc. Cuộc sống vất vả khiến công tác giảng dạy của giáo viên và học sinh ít nhiều bị ảnh hưởng. Cũng như các đồng nghiệp ở nhiều nơi khác, nhiều giáo viên tại các khu lẻ của huyện Bá Thước ( Lũng Cao, Cao Sơn cách xa trung tâm vài chục km) còn không có tâm trí nghĩ đến chuyện "thưởng" tết. Có người chỉ mong muốn có được chỗ ở để yên tâm giảng dạy là vui lắm rồi.
“Năm nào công đoàn nhà trường cân đối được ngân sách thì hỗ trợ mỗi người 50 – 100 nghìn, có năm không có gì. Số tiền trên chỉ đủ mua vài gói bánh kẹo cho có không khí tết chứ có to tát gì. Ở trên này học sinh ít lắm, nhiều khi phải đến nhà cho kẹo và vận động các em đi học mới có học sinh để dạy, nên còn thời gian đâu mà nghĩ đến chuyện thưởng tết. Cô Nguyễn Thị Yến, trường tiểu học Lũng Cao 2 (khu Cao Hong, xã Lũng Cao, Bá Thước) cho biết.
Sau mỗi giờ dạy, nhiều thầy cô giáo còn phải trồng rau,nuôi lợn để cải thiện bữa ăn |
Đối với nhiều giáo viên vùng xuôi có nhiều năm công tác tại trường phổ thông Cao Sơn (huyện Bá Thước) thì câu chuyện "thưởng" tết dường như như ít được các thầy giáo ở đây quan tâm. Cái mà họ mong muốn lại là một chuyện khác: “Ở vùng Cao Sơn khó khăn này, chúng tôi chỉ cố gắng làm tốt công tác giáo dục, chỉ mong mong muốn được nâng cao dân trí cho dân bản.
Đối với học sinh giỏi của nhà trường, cứ đến dịp tết nhất hay tổng kết năm học là ban ngân sách của thôn lại thưởng quà cho các em, trị giá mỗi xuất quà là 5 – 10 kg lúa để động viên. Còn đối với giáo viên, mỗi dịp gần đến tết, anh em giáo viên ở đây lại háo hức thu dọn đồ đạc để chuẩn bị về quê ăn tết với gia đình. Được về sum họp với gia đình ở dưới xuôi đã là niềm hạnh phúc lắm rồi!”, thầy Trịnh Văn Dũng, hiệu trưởng trường phổ thông Cao Sơn chia sẻ.
Đối với một số huyện miền núi khác như Mường Lát, Quan Sơn... tại một số điểm trường khó khăn, có những giáo viên nhiều năm liền chưa hề biết đến chuyện "thưởng" tết là gì.
Tại một số vùng đồng bằng, việc thưởng tết cho giáo viên cũng chẳng khá khẩm hơn là bao. Chẳng cần nói đâu xa tại nhiều trường đóng trên địa bàn TP Thanh Hóa, nơi được cho là có điều kiện làm công tác giáo dục hơn so với nhiều vùng khác thì mức "thưởng" tết cho giáo viên cũng chẳng đáng bao nhiêu: “Nhìn chung đối với các nhà trường nằm trong sự quản lý phòng giáo dục thành phố thì mức thưởng tết cho giáo viên cũng chỉ khoảng 300 nghìn và không vượt quá 500 nghìn đồng. Số tiền trên do các trường tự cân đối.”, thầy Nguyễn Ngọc Dũng, trưởng phòng giáo dục thành phố Thanh Hóa cho biết.
Trao đổi với PV báo Giáo dục Việt Nam, thầy Trần Văn Hòa, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Thanh Hóa cho biết: “Vì thưởng tết không có trong quy định của ngành giáo dục nên không có nguồn để bố trí. Việc thưởng tết hoàn toàn phụ thuộc vào quyết định của từng trường. Một số cơ quan nếu tiết kiệm được kinh phí hoạt động thì cuối năm mới có tiền để thể trích ra mua quà cho giáo viên. Quà tết chẳng qua là động viên anh anh em yêu nghề và gắn bó với nghề chứ nói chuyện thưởng thì to tát quá”./.
http://giaoduc.net.vn/Giao-duc-24h/Mua-chiu-banh-keo-thuong-tet-cho-giao-vien-post137142.gd
http://giaoduc.net.vn/Giao-duc-24h/Mua-chiu-banh-keo-thuong-tet-cho-giao-vien-post137142.gd
Đi tìm ý nghĩa màu sắc hoa hồng
Một bông hồng cầu vồng với 7 sắc đỏ, hồng, vàng, xanh biển, xanh lá cây và xanh da trời rực rỡ này được coi là loài hoa hạnh phúc đấy các ấy ạ, bởi những gam màu chúng có bao trọn cả sắc màu của các loài hồng khác.
|
Nếu bạn nhận được một đóa hoa màu hồng không gai, hãy biết rằng người í yêu bạn ngay từ cái nhìn đầu tiên đó . Còn nếu là bông hồng sẫm có gai thì điều này có nghĩa là người í tỏ lòng ái mộ và biết ơn sâu sắc đến bạn đấy nha.
|
Ngày nào đó, nếu chúng mình nhận được những bông hồng vàng thì đảm bảo các ấy khá là “đau đầu” đấy. Bởi loài hoa tượng trưng cho tình bạn này có nhiều ý nghĩa lắm, đó có thể là “tớ quan tâm đến ấy” nè, rồi “hãy nhớ đến tớ”, mừng sự khởi đầu mới tốt đẹp, mừng ngày về và cả ý nghĩa ghen tuông nữa í.
|
Hoa hồng xanh dương lại đơn giản với ý nghĩa là điều không thể, “bất khả thi”.
|
Còn hồng trắng luôn được mọi cô dâu mang trong ngày cưới chính là biểu tượng của tình yêu hạnh phúc mãi mãi đấy.
|
Loài hoa hồng đỏ có vằn sọc mang nhiều ý nghĩa khác nhau, tùy thuộc vào số lượng của nó. Nếu 1 bông duy nhất là thể hiện sự tôn trọng tuyệt đối, 6 bông là mong muốn được yêu thương, 11 bông thể hiện tình yêu sâu sắc và là 13 bông để “ý nhị” cho người nhận biết rằng họ có một “fan” hâm mộ bí mật. Quá thú vị phải hem nào!
|
Hoa hồng phớt cho thấy lòng ái mộ, sự dịu dàng, ân sủng, lời cảm ơn, hạnh phúc tròn đầy và lời nhắn nhủ “Hãy tin mình nhé”.
|
Một bông hồng tím biếc thể hiện lòng si mê, một tình yêu mãnh liệt ngay từ cái nhìn đầu tiên. Nó cũng có nghĩa là sang trọng, vinh quang và uy nghiêm.
|
Một bông hồng bạch không khoa trương này thể hiện lòng biết ơn và sự giản đơn vốn có của
nó nè.
|
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)